Xuất bản thông tin

null HOÀI NIỆM MỘT BẾN PHÀ

Tin tức sự kiện Tin tức

HOÀI NIỆM MỘT BẾN PHÀ

(Bài viết cho báo Văn nghệ Đồng Tháp)

Vậy là, Phà Cao Lãnh hơn trăm năm tuổi quê mình đã chấm dứt hoạt động. Dẫu sự kiện này đã được dự báo ngay từ khi chiếc cọc đầu tiên được cắm xuống dòng sông Tiền nâng những nhịp cầu nối đôi bờ Nam Bắc. Nhưng đối với nhiều người, vẫn thấy bùi ngùi, vẫn thấy tiếc nuối, vẫn thấy xót xa…

"Trăm năm trong cõi người ta"! Trong ngần ấy thời gian, có ai đếm được bao nhiêu chuyến phà qua lại hàng ngày? Trong ngần ấy thời gian, có ai đếm được bao nhiêu con người đã qua lại hàng ngày? Trong ngần ấy thời gian, có ai nhớ được bao thế hệ người làm những công việc có liên quan đến hoạt động của Bến phà? Nào là, nhân viên, người lao động làm việc ở Bến phà. Nào là, những người mua bán dọc theo hai bên Bến phà. Nào là, những người đưa đón khách vội vã đến cho kịp những chuyến phà. Bao nhiêu thế hệ con người được sinh ra, lớn lên và mất đi theo năm tháng hoạt động của những chuyến phà?

 

Vòng luân hồi "sinh - lão - bệnh - tử" có gì đó cũng giống như vòng luân hội của Bến phà quê hương mình không nhỉ? Một đời Phà có biết bao đời người thầm lặng, không chỉ lấy công việc làm kế mưu sinh, mà còn đem đến niềm vui cho biết bao con người kịp cặp bến bờ. Một đời trôi nổi trên những chuyến phà, những người phục vụ đã xem đó như là "ngôi nhà thứ hai" của mình, "thuộc tính, thuộc nết" từng đồng nghiệp và cả những hành khách thân quen như thuộc từng chỗ nông - sâu của dòng sông Tiền hiền hoà. Một đời trôi nổi trên sông, những người phục vụ đã lấy nụ cười của hành khách làm niềm vui, làm lẽ sống cho mình. Trên những chuyến phà bao người đã quen nhau, kết thân nhau, cùng chan hoà với nhau, nhường nhịn nhau để mỗi khi rời phà, trao nhau nụ cười, trao nhau niềm tin và cả hy vọng…

 

Những chuyến phà đã chứng kiến những con nước lớn ròng mỗi ngày, những mùa nước lũ nặng phù sa được báo hiệu khi những giề lục bình trôi xuôi dòng từ thượng nguồn. Từng chiếc phà là vô tri vô giác nhưng những người ngày đêm giúp cho Bến phà hoạt động xuyên suốt trăm năm thì có biết bao cảm xúc dâng tràn theo mỗi chuyến phà qua lại đôi bờ. Trong dòng người hối hả đến - đi trên mỗi chuyến phà, có ai dừng lại để có một lời cảm ơn những người giúp cho mình mau cặp bến an toàn để tiếp tục hành trình muôn lối? Hay trong dòng người chen chúc nhau lên xuống, chỉ nhớ đến những chuyến phà chậm trễ, một hành trình trắc trở nào đó đã bực mình thốt lên câu: "Qua sông thì phải luỵ phà"?

Nghe nói, sau khi chấm dứt hoạt động, các anh em phục vụ cần mẫn của Phà Cao Lãnh rồi sẽ lại theo những chuyến phà cặp bến mới và tiếp tục sứ mạng đưa đón khách sang sông. Vậy là, mỗi buổi sáng sớm tinh mơ, người ta không còn trông thấy hình ảnh nhng chiếc phà lãng đãng trong sương sớm, cũng như hình ảnh con phà chậm chậm cặp bến giữa khuya khi nhiều người đang say giấc. Thế mới biết, khi mất đi điều gì đó mới cảm nhận "Gi ra đi mi thy lòng tiếc nui…!". Thế mới biết, hãy trân quý những gì đang ở đâu đó chung quanh mình!

Theo quy luật phát triển, mọi sự việc không thể đứng yên, mà phải luôn vận động hướng về phía trước, không thể bám víu mãi cái gì mặc dù thật thân quen nhưng đã làm chậm đà đi lên của xã hội. Chiếc cầu Cao Lãnh hiện đại sừng sững giữa dòng sông Tiền thay thế cho những chuyến phà đã đi vào lịch sữ. Rồi tiếc nuối cũng qua đi, mọi việc trở thành những hoài niệm, mỗi người, mỗi nhà, mỗi cộng đồng phải chuẩn bị tâm thế mới cho mình thích nghi với sự thay đổi đó. Nghề nghiệp có thể phải thay đổi, công việc mưu sinh có thể thay đổi, chỉ có thái độ của con người với cuộc sống là không bao giờ thay đổi!

Mai này, sẽ có nhiều bậc ông bà, cha mẹ dẫn cháu con đến nơi này nhc lại ký ức ngày xưa. Nơi này, là nơi đưa tiễn Đoàn quân tập kết ra Bắc để ngày hôm nay có được hoà bình cho quê hương mình. Nơi này, ngày xưa có Bến phà hoạt động trăm năm. Chỗ này, bà bán vé, chỗ kia ông sắp xếp xe cộ. Nơi này, ngày xưa ông bà, cha mẹ đã bán từng tô cháo, ổ bánh mì, bịt nước mía… lấy tiền nuôi cháu con ăn học thành tài. Những chuyến phà đó ngày xưa ông bà, cha mẹ đã từng phục vụ. Những chuyến phà đó đã đưa ông bà, cha mẹ còn là học sinh ngày hai buổi đến trường. Những chuyến phà đó đã chuyên chở nông sản đến các phiên chợ sáng sớm. Những chuyến phà chuyên chở cả tình người - Ông bà, cha mẹ khi xưa gặp nhau lần đầu tiên cũng nơi này đây…

Những chuyến phà của miền ký ức với biết bao tự hào, biết bao nghĩa tình, biết bao luyến tiếc! Nhưng rồi, "mọi việc cũng qua đi", cái cũ nhường chỗ cho cái mới ra đời. Mai này, nơi đây sẽ là một dãy du lịch trải nghiệm sông nước, trải nghiệm một phương thức vận chuyển sang sông, trải nghiệm tình đt, tình nưc, hồn người đất Sen hồng!

Mt ln na, xin cm ơn: Nh lm, nhng chuyến phà!

                                                                                                                            Xích Lô