Xuất bản thông tin

null Tiến hành kiểm tra năng lực kỹ thuật cơ sở đóng tàu loại 2 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2020

Trang chủ Tin tức

Tiến hành kiểm tra năng lực kỹ thuật cơ sở đóng tàu loại 2 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2020

Thực hiện Kế hoạch số 499/KH-SGTVT ngày 29/5/2020 của Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp về việc kiểm tra năng lực kỹ thuật cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2020, Quyết định số 164/QĐ-SGTVT ngPày 16/6/2020 của Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp về việc thành lập Đoàn kiểm tra năng lực kỹ thuật cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2020

Từ ngày 06/7/2020 đến ngày 20/7/2020 đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh và năng lực kỹ thuật của các “cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa(cơ sở đóng tàu)”đồng thời Đoàn kiểm tra cũng triển khai, hướng dẫn các cơ sở đóng tàu biết và thực hiện các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh, thủ tục xác nhận và thông báo năng lực kỹ thuật cơ sở đóng tàu trước ngày 31/12/2020.

Qua 08 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc Đoàn kiểm tra đã thực hiện kiểm tra 38 cơ sở đóng tàu đăng ký cơ sở loại 2 - đối tượng do Sở Giao thông vận tải cấp Thông báo năng lực kỹ thuật (các cơ sở đăng ký loại 1 Đoàn không kiểm tra). Trong đó:

- Huyện Tháp Mười: 03 cơ sở (nhưng tại thời điểm kiểm tra có 01 cơ sở đã ngưng hoạt động);

- Huyện Cao Lãnh: 06 cơ sở;

- Huyện Thanh Bình: 03 cơ sở;

- Thị xã Hồng Ngự: 02 cơ sở;

- Huyện Lấp Vò: 09 cơ sở (nhưng tại thời điểm kiểm tra có 01 cơ sở đã ngưng hoạt động);

- Huyện Lai Vung: 11 cơ sở (nhưng tại thời điểm kiểm tra có 02 cơ sở đã ngưng hoạt động);

- Huyện Châu Thành: 02 cơ sở;

- Thành phố Sa Đéc: 02 cơ sở.

* Tổng hợp kết quả:

- Tổng số cơ sở đóng tàu đã ngưng hoạt động: 04 cơ sở.

- Tổng số cơ sở đóng tàu cam kết chỉ sửa chữa nhỏ, không đóng mới và sửa chữa lớn phương tiện thủy nội địa: 14 cơ sở.

- Tổng số cơ sở chỉ sửa chữa máy ghe tàu, hệ trục, chân vịt: 05.

- Tổng số cơ sở đóng tàu thực hiện đóng mới và sửa chữa lớn phương tiện thủy nội địa: 14 cơ sở.

- Tổng số cơ sở đóng tàu cam kết đăng ký cơ sở đóng tàu loại 1: 01 cơ sở.

* Các hạng mục không đạt chủ yếu:

- Chưa thành lập doanh nghiệp: 38/38 cơ sở.

- Chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (như nhà xưởng,..): 32/38 cơ sở.

- Chưa có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa: 32/38 cơ sở.

- Chưa có bộ phận kỹ thuật theo quy định (đối với cơ sở đóng tàu loại 2 phải có tối thiểu 01 nhân viên có trình độ trung cấp máy tàu và 01 nhân viên có trình độ trung cấp vỏ tàu): 38/38 cơ sở.

- Chưa có các quy chuẩn, tài liệu, kỹ thuật về đóng tàu: 38/38 cơ sở.

* Nhận xét, đánh giá


            Qua kết quả kiểm tra, các cơ sở đóng tàu đều không đáp ứng được yêu cầu về tổ chức bộ máy và nhận lực, cơ sở vật chất và quy trình công nghệ, năng lực thi công theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 89:2015/BGTVT (được ban hành kèm theo Thông tư 45/2015/TT-BGTVT ngày 03/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải) và Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa

Theo quy định, các Cơ sở đóng tàu thành lập mới sau ngày 01/5/2015 sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/9/2018 và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 89:2015/BGTVT; các Cơ sở đóng tàu hiện có sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/9/2018 và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 89:2015/BGTVT trước ngày 31/12/2020. Sau thời hạn trên các đơn vị Đăng kiểm sẽ không được phép tiến hành giám sát đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện tại các Cơ sở đóng tàu không để điều kiện theo quy định

Võ Đức Toàn