Ngày Chuyển đổi số quốc gia tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Trang chủ Chuyển đổi số

Ngày Chuyển đổi số quốc gia tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

(Mic.gov.vn) - Ngày 16/6/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ nhiệm vụ quan trọng là “đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu lấy người dân là trung tâm và huy động được sự tham gia của toàn dân. Chính vì vậy, tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. 

Ý nghĩa của Ngày Chuyển đổi số quốc gia

Việt Nam hiện có gần 100 triệu dân và có khoảng 1 triệu người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Ngày Chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa: Góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng của mỗi người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung của Đất nước. Với quan điểm chuyển đổi số để giúp giải quyết các vấn đề của cuộc sống, chuyển đổi số “vị” nhân sinh, thì tinh thần xuyên suốt là ngày nào cũng là ngày chuyển đổi số, vì cuộc sống tiếp diễn liên tục, không ngừng đặt ra những vấn đề mới. Vì thế, Ngày Chuyển đổi số quốc gia còn là ngày mà mỗi cá nhân, tổ chức dừng lại một chút để cảm nhận về những gì còn chưa làm được, về những gì đã làm được, về quá khứ, hiện tại và tương lai. 

Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân

Ngày Chuyển đổi số quốc gia đánh dấu ý nghĩa của chuyển đổi số như là một phương thức phát triển mới của đất nước trong thời gian tới, mở ra những không gian mới cho sự phát triển. Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới, mà chuyển đổi số là thêm một cách làm mới cho những việc hiện tại. 

Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân

Đây là chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022, theo đó, các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy, quảng bá toàn dân tăng cường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số, làm cho người dân được thụ hưởng các kết quả do chuyển đổi số mang lại. 

Kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ TT&TT phải chủ trì triển khai thực hiện trong năm 2022. Các đơn vị này có trách nhiệm triển khai bảo đảm chất lượng hiệu quả, đúng tiến độ, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ các khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ, xử lý.

Kế hoạch đề nghị các Bộ ngành chủ quản các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số chủ trì phát động các sáng kiến chuyển đổi số mang lại lợi ích thiết thực trước mắt và lâu dài cho người dân trong thời gian từ 1-10/10/2022 hoặc toàn bộ tháng 10/2022. Cụ thể, đó là các Bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Sáng kiến Lãnh đạo số tương lai), Bộ Công thương (Sáng kiến thúc đẩy mua sắm trực tuyến qua sàn thương mại điện tử), Ngân hàng Nhà nước (Sáng kiến thúc đẩy sử dụng dịch vụ ngân hàng số), Bộ Giao thông vận tải (Sáng kiến thúc đẩy sử dụng sản phẩm, dịch vụ số trong lĩnh vực giao thông vận tải), 

Đồng thời, đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức phát động sáng kiến ra quân phổ biến, hỗ trợ người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số trong thời gian từ ngày 01-10/10/2022. 

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia hằng năm tại địa phương trong thời gian từ ngày 01-10/10/2022, đảm bảo phù hợp, đồng bộ với Kế hoạch triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng và điều kiện thực tế của từng địa phương. Kế hoạch cụ thể đề nghị gửi về Bộ TT&TT trước ngày 15/9/2022. 

Liên quan đến các hoạt động truyền thông, Kế hoạch đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp chủ trì phát động các hoạt động truyền thông trong thời gian từ ngày 01-10/10/2022 để hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia phù hợp với mục đích, ý nghĩa, tinh thần cũng như chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022. 

Cuối cùng, Kế hoạch cho biết, định kỳ vào Quý I hằng năm, Bộ TT&TT sẽ thông báo chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia hằng năm và ban hành kế hoạch triển khai phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế. 

Nguồn Mic.gov.vn

Đồng Tháp chủ động nhập cuộc để không ở lại phía sau

Trang chủ Chuyển đổi số

Đồng Tháp chủ động nhập cuộc để không ở lại phía sau

ĐTO - Tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số theo lộ trình cụ thể và tạo cơ chế thông thoáng, ưu đãi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Đồng Tháp xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa đột phá trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, nhiều ngành tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với nhiều đối tác trong chuyển đổi số

Ông Đoàn Thanh Bình - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ: “Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. CĐS là cơ hội để cho những tổ chức, cá nhân đi sau có thể bắt kịp, thậm chí có thể vượt qua những tổ chức, cá nhân đi trước nhưng chậm đổi mới. Có thể nói, CĐS là một xu thế tất yếu, bắt buộc phải làm, làm càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt, nơi nào chậm chân trong lộ trình CĐS, nơi đó sẽ đánh mất cơ hội phát triển, nguy cơ tụt hậu là không tránh khỏi...”.

Xác định được tầm quan trọng của việc CĐS, năm 2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã ban hành nghị quyết chuyên đề về CĐS với mong muốn sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp, các thành phần trong xã hội. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã cụ thể hóa thành Đề án CĐS tỉnh Đồng Tháp dựa trên 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số và lựa chọn 3 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để CĐS là nông nghiệp, giáo dục và y tế (3 ngành này hoàn thành Đề án CĐS). Trong quý I năm 2022, tỉnh đã thiết lập và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện từ về CĐS tại địa chỉ https://chuyendoiso.dongthap.gov.vn. Ngày 10/10 được chọn là Ngày CĐS quốc gia. Với quyết tâm thay đổi mạnh mẽ, Đồng Tháp cũng chọn ngày 10/10 làm Ngày CĐS của tỉnh và mong muốn tiến trình CĐS của tỉnh song hành cùng nhịp bước của Quốc gia. Tháng 4/2022, tỉnh khai trương Trung tâm CĐS. Đồng Tháp là địa phương thứ 2 của cả nước (sau Yên Bái) thành lập Trung tâm CĐS. Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, nền tảng nhằm cụ thể hóa một cách nghiêm túc, hiệu quả chủ trương của Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về CĐS. Giai đoạn đầu, trung tâm hoạt động theo hình thức trung tâm điều hành thông minh. Giai đoạn tiếp theo, trung tâm thực hiện nhiệm vụ phát triển, vận hành các nền tảng CĐS, đô thị thông minh của tỉnh; hỗ trợ CĐS cho các ngành, địa phương và tăng cường tính năng, tiện ích, phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp (DN). Năm 2022, tỉnh có 18 sở, ngành đăng ký thực hiện 30 mô hình CĐS; các địa phương đăng ký thực hiện 39 mô hình. Tổng cộng có 69 mô hình được đăng ký, nhưng một số đơn vị đăng ký mô hình giống nhau, chỉ khác phạm vi triển khai nên xét về tính chất năm qua tỉnh có 49 mô hình CĐS tiêu biểu...

Tất cả các chủ trương, chính sách của tỉnh Đồng Tháp về CĐS đều nhất quán quan điểm: chính quyền số đóng vai trò dẫn dắt và quản lý quá trình CĐS, tạo nền móng cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số; kinh tế số là mũi nhọn và xã hội số là trọng tâm trong lộ trình CĐS.

Thời gian qua, chính quyền đã đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong việc thực hiện thủ tục hành chính; thiết lập các kênh thông tin trên môi trường số để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tiếp thu những góp ý, hiến kế của người dân, DN để phục vụ ngày càng tốt hơn; hỗ trợ các hợp tác xã, hộ gia đình tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; sử dụng công nghệ IoT để dự báo tình hình dịch bệnh cho cây trồng; thí điểm triển khai 12 Tổ Công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân biết sử dụng, khai thác những tiện ích do công nghệ số mang lại như: khai thác thông tin trên mạng internet; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phản ánh, kiến nghị thông qua ứng dụng e-Dongthap và Tổng đài 1022; kết nối, giao tiếp với người thân, đối tác qua mạng xã hội; mua bán hàng trên mạng; thanh toán không dùng tiền mặt... nhằm từng bước hình thành “công dân số” không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở khu vực nông thôn của tỉnh... Tỉnh tiếp tục triển khai các dịch vụ an sinh xã hội qua môi trường mạng như: hồ sơ sức khỏe điện tử, học bạ điện tử, khám bệnh từ xa, đào tạo trực tuyến, giám sát an ninh trật tự, hỗ trợ người dân sử dụng điện thoại thông minh... nhằm giúp người dân khu vực nông thôn, người có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể được thụ hưởng những dịch vụ hiện đại về y tế, giáo dục và những phúc lợi xã hội khác.

Viên chức Trung tâm chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp giám sát, vận hành hệ thống điều hành thông minh (IOC)

Giá trị cốt lõi của CĐS trong nông nghiệp hiện nay là đưa được những giải pháp công nghệ đột phá dựa trên nền công nghệ số đến người sản xuất nhằm giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn, sản xuất hiệu quả hơn. Nền tảng CĐS ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp được nghiên cứu và phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của tỉnh về lĩnh vực nông nghiệp - áp dụng các công nghệ kĩ thuật số vào quy trình quản lý, hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp... Ngoài hợp tác trong CĐS ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh đã phối hợp Công ty Cổ Phần RYNAN Technologies Vietnam cho ra mắt nền tảng CĐS ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, thực hiện gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, ứng dụng công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý; số hóa quy trình xử lý (báo cáo, lưu trữ) dữ liệu thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh (thiết bị di động, máy tính...) từ cập xã lên cấp huyện, cấp huyện lên cấp tỉnh; nền tảng nông nghiệp số trực quan hóa dữ liệu báo cáo của các lĩnh vực dưới dạng biểu đồ, bản đồ, hình ảnh nền tảng hỗ trợ quản lý dữ liệu sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc thuộc phân hệ mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói; ứng dụng công nghệ số vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong việc thiết lập, giám sát. Giai đoạn 2, tự động thu thập, xử lý, thống kê số liệu tiến độ sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ diễn thám; thông qua thiết bị giám sát IoT thống kê tự động dữ liệu dịch hại trên cây trồng, chỉ tiêu chất lượng nước; ứng dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo AI – Artficial Intelligence – dự báo, cảnh báo thiên tai, dịch hại ảnh hưởng đến quá trình sản xuất; cung cấp công cụ tìm kiếm giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận vùng nguyên liệu, hợp tác xã. Giai đoạn 3, kết hợp công nghệ GIS cùng với giải thuật trí tuệ nhân tạo dự báo sản lượng cây trồng, vật nuôi và thủy sản nhằm chủ động thị trường tiêu thụ, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng nông sản; đồng bộ, thống nhất dữ liệu từ tuyến Trung ương đến địa phương, đồng thời khai thác sử dụng dữ liệu nông nghiệp số của các tỉnh bạn tạo thành nền tảng nông nghiệp số quốc gia; từng bước hoàn thiện hệ sinh thái nền tảng nông nghiệp số kết nối, chia sẻ, tích hợp với hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Tại hội nghị công bố Ngày CĐS và Đề án CĐS tỉnh Đồng Tháp (ngày 10/10/2022), Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh: “Vấn đề quan trọng, mang tính quyết định của Đề án CĐS tỉnh Đồng Tháp là nâng cao nhận thức về CĐS; đẩy nhanh tiến trình CĐS để tháo gỡ các điểm nghẽn về vị trí địa lý, về hạ tầng giao thông, giúp mọi người bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ, đào tạo, tri thức, giúp DN giảm chi phí vận hành, mở ra những mô hình kinh doanh mới, những thị trường mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời khai thác tối đa những tiện ích từ dữ liệu và công nghệ số để phục vụ tốt hơn cho người dân và DN. Do vậy, người dân là trung tâm của CĐS; chính sách và công nghệ là động lực; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá; hợp tác là giải pháp quan trọng; bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của DN và toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của CĐS”.

Nguồn: Báo Đồng Tháp online

Thông điệp của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia: Phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi

Trang chủ Chuyển đổi số

Thông điệp của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia: Phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi

TTO - Phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, tránh mọi tư duy cát cứ về thông tin, dữ liệu, sợ mất lợi ích...

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao tỉ lệ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến, tăng cường chất lượng và nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với thủ tục công trực tuyến

Đó là những nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, gửi tới hệ thống các cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể người dân trong thông điệp của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia sáng 10-10.

Tham dự sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia đầu tiên, ngày 10-10-2022, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những kết quả tích cực trong chuyển đổi số quốc gia thời gian qua, nhưng Thủ tướng cũng cho rằng kết quả ngày hôm nay mới chỉ là bước đầu, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước. 

Để thực hiện được chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, thực chất cần phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội.

"Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao giải thưởng Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia

Nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia, người đứng đầu Chính phủ đã gửi thông điệp của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới với 5 nội dung:

Thứ nhất: Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, triển khai hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phát triển đồng bộ cả về thể chế, hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số. Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, Đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.

Thứ hai: Nâng cao tỉ lệ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến. Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Tập trung triển khai đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

"Tránh mọi tư duy cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu, cục bộ, sợ mất lợi ích và va chạm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ ba: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia.

Thứ tư: Các doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số, thiết lập các kênh cung cấp dịch vụ số hiệu quả, nhất là thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến… Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng số, nhất là hạ tầng số dùng chung; chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Thứ năm: Tăng cường truyền thông về lợi ích của chuyển đổi số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của chuyển đổi số, tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả.

Ngày 10-10, Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm nay đánh dấu cột mốc quan trọng, khi lần đầu tiên trở thành Ngày Chuyển đổi số quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Với chủ đề "Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân", các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 sẽ tập trung vào phát động các sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số…

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, thông điệp của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng đến là thúc đẩy Tháng tiêu dùng số tại Cổng thông tin điện tử chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ https://dx.gov.vn.

Đồng Tháp công bố đề án chuyển đổi số hơn 3.000 tỉ đồng

Trang chủ Chuyển đổi số

Đồng Tháp công bố đề án chuyển đổi số hơn 3.000 tỉ đồng

TTO - Chiều 10-10, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố ngày chuyển đổi số và đề án chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn 2030, đề ra 48 chỉ tiêu xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số với tổng kinh phí hơn 3.081 tỉ đồng.

Toàn cảnh Hội nghị

Bà Nguyễn Lâm Thanh Thủy - phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp - cho biết đề án chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 đề ra 24 chỉ tiêu xây dựng chính quyền số, 14 chỉ tiêu kinh tế số và 10 chỉ tiêu xã hội số.

Đề án đặc biệt ưu tiên quan tâm ba lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp. Trong nông nghiệp sẽ thí điểm nhân rộng mô hình làng thông minh, số hóa dữ liệu và tự động hóa quy trình sản xuất, quảng bá sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

Trong lĩnh vực y tế xây dựng mô hình bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử... Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin ngành giáo dục kết nối dữ liệu dùng chung của bộ, đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số.

Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 3.081 tỉ đồng và chọn ngày 10-10 làm ngày chuyển đổi số của tỉnh.

Ông Nguyễn Phước Thiện - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp - cho biết giai đoạn đầu ngành nông nghiệp sẽ triển khai ở ba lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thú y và thủy sản; thủy lợi.

"Đặc biệt, chú trọng các khâu quản lý mã số vùng trồng, vùng nuôi cá tra, quản lý cơ sở đóng gói, ghi nhật ký canh tác, ghi nhận thông tin thủy lợi trên điện thoại", ông Thiện nói.

Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thúy Hà - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp - cho biết dự toán kinh phí thực hiện đề án trong lĩnh vực giáo dục hơn 147 tỉ đồng.

"Mục tiêu đến năm 2030 đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục vào môi trường số, trong đó tích hợp kho học số hỗ trợ 100% người học và giáo viên, kết nối 100% thông suốt toàn ngành liên thông với trung tâm giám sát điều hành thông minh của tỉnh", bà Hà nói.

Kết luận tại hội nghị, ông Phạm Thiện Nghĩa - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết tỉnh chọn ngày 10-10 là ngày chuyển đổi số, kỳ vọng đề án chuyển đổi số mở ra sự phát triển của vùng đất sen hồng trong tương lai.

Đây là hệ thống nền tảng cốt lõi tiên tiến và kiểu mẫu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Tác động của ChatGPT trong lĩnh vực an toàn thông tin

Trang chủ Chuyển đổi số

Tác động của ChatGPT trong lĩnh vực an toàn thông tin

ChatGPT (chatbot) được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh nhất thế giới hiện nay. Công cụ này có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại thì ChatGPT cũng đặt ra những lo ngại đối với vấn đề an toàn thông tin (ATTT) và liệu ChatGPT có trở thành công cụ để tin tặc tạo ra các cuộc tấn công tinh vi hơn không?

ChatGPT có thể được sử dụng như thế nào trong các cuộc tấn công mạng?

Sự thật là ChatGPT và quan trọng hơn là các phiên bản tương lai của công nghệ có vai trò tác động trong cả tấn công mạng và phòng thủ mạng. Điều này là do công nghệ cơ bản được gọi là xử lý ngôn ngữ tự nhiên/tạo ngôn ngữ tự nhiên (NLP/NLG) có thể dễ dàng bắt chước ngôn ngữ viết hoặc nói của con người và cũng có thể được sử dụng để viết hoặc sửa mã (code) máy tính.

Tội phạm mạng sẽ không mất nhiều thời gian để nhận ra chúng có thể lạm dụng ChatGPT. Một trong những lợi ích của chatbot là khả năng điền vào chỗ trống cho một ý tưởng hoặc hoàn thành một thứ một thứ gì đó đang dang dở. Và tin tặc thì rất giỏi trong việc vũ khí hóa bất kỳ công nghệ nào.

Như hầu hết các công nghệ tiên tiến khác, tin tặc có thể dùng ChatGPT để tìm ra cách phát tán phần mềm độc hại qua tin nhắn, email, đặt các phần mềm đánh cắp thông tin,… và AI thì có thể sửa đổi các cuộc tấn công theo hàng triệu cách khác nhau trong vài phút, đặc biệt với tính năng tự động hóa, nó có thể thực hiện các cuộc tấn công một cách nhanh chóng và tăng khả năng thành công.

Các nhà phát triển của ChatGPT hẳn cũng đã nhận ra rằng các tin tặc sẽ cố gắng vũ khí hóa AI, nên đã thiết lập cơ chế giúp phần mềm của họ nhận ra khi người dùng yêu cầu tạo mã độc.

Ví dụ: khi một người yêu cầu ChatGPT tạo ứng dụng ransomware (phần mềm tống tiền), và nó sẽ từ chối một cách lịch sự. “Xin lỗi, tôi không thể viết mã cho ransomware… mục đích của tôi là cung cấp thông tin và hỗ trợ người dùng… không khuyến khích các hoạt động có hại”.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu nói rằng họ đã có thể tìm ra giải pháp cho những hạn chế này. Và một trong những cách để vượt qua các kiểm soát này là phụ thuộc vào cách người dùng đặt câu hỏi. Theo đó, một số khả năng mà tin tặc có thể lợi dụng ChatGPT cho các cuộc tấn công mạng bao gồm:

Soạn thảo các email lừa đảo giống như thật mà không mắc lỗi chính tả. Lỗi chính tả là một trong những đặc điểm nổi bật để người dùng nhận diện các email lừa đảo. Những kẻ lừa đảo có thể sử dụng ChatGPT để viết email khuyến khích người dùng chia sẻ mật khẩu hoặc dữ liệu cá nhân nhạy cảm như thông tin tài khoản ngân hàng.

Nó cũng có thể tự động tạo nhiều email như vậy, tất cả đều được cá nhân hóa để nhắm mục tiêu đến các nhóm hoặc thậm chí cá nhân khác nhau.

Tự động liên lạc với nạn nhân. Nếu tin tặc đang cố sử dụng ransomware để tống tiền nạn nhân, một chatbot tinh vi có thể được sử dụng để tăng cường khả năng giao tiếp với nạn nhân và nói chuyện với họ về quá trình trả tiền chuộc.

Tạo phần mềm độc hại. Với ChatGPT, các thuật toán NLG/NLP hiện có thể được sử dụng để viết hoặc sửa thành thạo mã máy tính, điều này có thể bị tin tặc khai thác để tạo phần mềm độc hại tùy chỉnh của riêng họ, được thiết kế để theo dõi hoạt động của người dùng và đánh cắp dữ liệu, lây nhiễm hệ thống bằng ransomware hoặc tạo bất kỳ phần mềm độc hại nào khác.

Xây dựng khả năng ngôn ngữ cho chính phần mềm độc hại. Theo đó, ChatGPT có khả năng cho phép tạo ra một loại phần mềm độc hại hoàn toàn mới, chẳng hạn như: đọc và hiểu toàn bộ nội dung của hệ thống máy tính hoặc tài khoản email của mục tiêu để xác định nội dung nào có giá trị và nội dung nào nên đánh cắp.

Sử dụng ChatGPT trong phòng thủ mạng

Bên cạnh những nguy cơ đối với an ninh mạng thì ChatGPT cũng có những tiềm năng nhất định trong phòng thủ mạng.

Xác định các trò gian lận lừa đảo. Bằng cách phân tích nội dung của email và tin nhắn văn bản, ChatGPT có thể dự đoán liệu chúng có khả năng là những động thái lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin có thể khai thác được hay không.

Tạo phần mềm chống lại những mã độc. Vì ChatGPT có thể viết mã máy tính bằng một số ngôn ngữ phổ biến như Python, Javascript và C, nên nó có thể được sử dụng để hỗ trợ tạo những phần mềm nhằm phát hiện và diệt vi-rút cũng như chống lại các phần mềm độc hại khác.

Phát hiện các lỗ hổng trong mã hiện có. Tin tặc thường lợi dụng những mã được viết kém để tìm cách khai thác – chẳng hạn như lỗi tràn bộ đệm có thể khiến hệ thống gặp sự cố và có khả năng rò rỉ dữ liệu. Trong khi đó, các thuật toán NLP/NLG có khả năng phát hiện ra những lỗ hổng có thể khai thác này và tạo ra cảnh báo.

Xác thực - Loại AI này có thể được sử dụng để xác thực người dùng bằng cách phân tích cách họ nói, viết và nhập.

Tạo báo cáo và tóm tắt tự động. ChatGPT có thể được sử dụng để tự động tạo bản tóm tắt bằng ngôn ngữ đơn giản về các cuộc tấn công và mối đe dọa đã được phát hiện hoặc những cuộc tấn công mà một tổ chức có nhiều khả năng trở thành nạn nhân nhất. Các báo cáo này có thể được tùy chỉnh cho các đối tượng khác nhau, chẳng hạn như bộ phận CNTT hoặc giám đốc điều hành, với các đề xuất cụ thể cho những đối tượng khác nhau.

ChatGPT là mối đe dọa với đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực ATTT?

Hiện đang có một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu AI có khả năng dẫn đến tình trạng mất việc làm và dư thừa nhân lực trên diện rộng hay không.

Nhận định về vấn đề này, ông Bernard Marr, diễn giả nổi tiếng, nhà tư vấn về công nghệ và chiến lược cho các chính phủ và doanh nghiệp cho biết, mặc dù không thể tránh khỏi một số công việc sẽ biến mất, nhưng khả năng sẽ có thêm nhiều công việc khác được tạo ra để thay thế chúng.

Điều quan trọng, những công việc có khả năng bị thay thế hầu hết sẽ là những công việc có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại, như cài đặt và cập nhật bộ lọc email cũng như phần mềm chống mã độc. Trong khi đó, những công việc còn lại hoặc mới được tạo ra sẽ là những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng sáng tạo, giàu trí tưởng tượng của con người hơn.

Rõ ràng là nhờ có AI, chúng ta đang bước vào một thế giới nơi máy móc sẽ thay thế một số công việc đơn giản và không đòi hỏi nhiều về tư duy. Giống như các cuộc cách mạng công nghệ trước đây chứng kiến sự thay thế các công việc thủ công thông thường bằng máy móc, nhưng các công việc thủ công lành nghề như mộc hoặc sửa ống nước vẫn do con người thực hiện.

Cuộc cách mạng AI có thể có tác động tương tự. Điều này có nghĩa là những người lao động tri thức và thông tin trong các lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng, như an ninh mạng – nên phát triển khả năng sử dụng AI để nâng cao kỹ năng của mình đồng thời phát triển hơn nữa các bộ kỹ năng "mềm" của con người mà khó có thể bị thay thế trong tương lai gần./.

Nguồn: mic.gov.vn

Tăng tốc lộ trình chuyển đổi số

Trang chủ Chuyển đổi số

Tăng tốc lộ trình chuyển đổi số

(Mic.gov.vn) - Ðại dịch Covid-19 như một cơn "đại hồng thủy", tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Nhưng cũng từ tác động của đại dịch mà quá trình chuyển đổi số được tăng tốc, mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp số, các công ty công nghệ nhanh chóng thích nghi và phản ứng hiệu quả với tình trạng "khóa cửa" toàn cầu do đại dịch.

Chuyển đổi số được đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất giúp kết nối mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Câu chuyện kinh doanh thời đại chuyển đổi số không còn là việc mưu sinh của mỗi cá nhân, mà còn là triển vọng, sự phát triển hay tụt hậu của mỗi quốc gia. Theo thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) kể từ khi chiến lược "Make in Vietnam" được triển khai vào năm 2019, đến nay đã có khoảng 38 ứng dụng công nghệ của người Việt sáng tạo và vận hành được giới thiệu và triển khai ở nhiều lĩnh vực. Ðến nay, cả nước có hơn 58 nghìn doanh nghiệp công nghệ số và có thể đạt được mục tiêu có 100 nghìn doanh nghiệp số sớm hơn năm 2030.

Xu thế tất yếu

FPT là một trong những doanh nghiệp đi đầu với chiến lược chuyển đổi số tại các lĩnh vực trụ cột để hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam số. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian qua FPT đã đưa ra nhiều sáng kiến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa chia sẻ: Công nghệ giúp doanh nghiệp chống dịch và bứt phá trong bình thường mới. Vì vậy, chúng tôi tạo ra "vắc-xin công nghệ" không chỉ giúp tăng sức đề kháng của doanh nghiệp mà còn góp phần phục hồi và tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế số và giải quyết an sinh xã hội. FPT đã cho ra mắt giải pháp "eCovax không chạm": giúp doanh nghiệp ra quyết định từ xa, vận hành thông suốt, linh hoạt trong bối cảnh giãn cách. Trong khi đó giải pháp "eCovax pháo đài xanh" giúp doanh nghiệp khoanh vùng F0 (nếu có) ở phạm vi ảnh hưởng nhỏ nhất, vẫn duy trì hoạt động... Giải pháp này giúp doanh nghiệp chống dịch hiệu quả cao, bảo đảm hoạt động kinh doanh liên tục và bền vững trong mọi tình huống; đồng thời bảo đảm an sinh, an toàn cho nhân viên.

Không chỉ doanh nghiệp mà cả những người kinh doanh nhỏ cũng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Chị Nguyễn Thị An Minh, quê Thanh Hóa cho biết, vừa trả lại cửa hàng mặt phố Nguyễn Phong Sắc về nhà chung cư ở La Khê, Hà Ðông (Hà Nội) để kinh doanh. Ai mua gì thì đặt app xe công nghệ ship đến tận nơi. Vừa đỡ chi phí thuê mặt bằng, trong mùa dịch vẫn bán hàng qua mạng hiệu quả.

Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 Việt Nam có 61,3 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, nằm trong nhóm quốc gia có số lượng người dùng điện thoại thông minh lớn trên thế giới. Ðến cuối năm 2021, Việt Nam đứng thứ 9 với 63,1 triệu người sử dụng điện thoai thông minh. Ðáng chú ý, do thực tiễn đặt ra yêu cầu phải sử dụng công nghệ để có thể bảo đảm được công việc và sinh hoạt hằng ngày, người dân tự nâng cao trình độ công nghệ của bản thân. Ðó là cách thích ứng với bối cảnh, đồng thời là một cơ hội tiếp cận và phát huy những giá trị của công nghệ số.

Nhìn tổng thể hai năm dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vừa chống dịch, vừa thích nghi trong điều kiện tình hình mới. Theo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông, thành phố Ðà Nẵng là một trong những địa phương dẫn đầu bảng xếp hạng ở cả ba trụ cột của chuyển đổi số là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần giúp Ðà Nẵng khống chế được dịch. Người dân, các tổ chức, chính quyền thành phố đã khai thác hiệu quả giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch, giúp cho phạm vi khoanh vùng chính xác, giảm bớt việc cách ly nhầm, cách ly trên diện rộng trong khi xã hội vẫn có thể duy trì được bình thường, nhà máy, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất gần như không bị đứt gãy hoạt động sản xuất, giao thương buôn bán.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều Trinh, Trường đại học Kinh tế (Ðại học Ðà Nẵng) nêu cụ thể: thành phố Ðà Nẵng xác định thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo phương châm: "Nhận thức" là quyết định, "người dân, doanh nghiệp" là trung tâm, "thể chế và công nghệ số" là động lực, "nền tảng số" là đột phá, "an toàn, an ninh thông tin" là then chốt, "chính quyền" là tiên phong và "sự tham gia của toàn dân" là yếu tố bảo đảm sự thành công trong chuyển đổi số. Nhờ đó, hoạt động giáo dục không bị gián đoạn; trong lĩnh vực y tế, 100% bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện đều sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện điện tử và phần mềm dùng chung hỗ trợ cho công tác quản lý khám, chữa bệnh... Ðáng chú ý, một số ứng dụng số được triển khai kịp thời góp phần thành công trong việc đẩy lùi dịch bệnh, như: Bản đồ dịch Covid-19; Biểu đồ số liệu Covid-19 hay như vé đi chợ bằng QR-Code...

Ðể phát triển kinh tế số

Phát triển kinh tế số không đơn thuần là xu thế mới mà còn là mô hình kinh doanh mới, mở ra cơ hội lao động, việc làm và thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng khẳng định, thành công trong chuyển đổi số là do chuyển đổi về nhận thức, thể chế, chính sách (chiếm 80%); công nghệ (chiếm 20%). Nếu chỉ tập trung vào công nghệ thì điều thất bại sẽ khó tránh khỏi. Chuyển đổi số là một hành trình dài, do đó khi bắt đầu hành trình cần xác định mục tiêu đúng để tránh sai lầm ngay trong nhận thức.

PGS, TS Phạm Thị Thanh Bình, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới khẳng định: Ðể kinh tế số ở Việt Nam phát triển mạnh trước hết cần đổi mới tư duy lãnh đạo quản lý và năng lực điều hành kinh tế. Rào cản lớn nhất để chuyển đổi số không phải là vốn, công nghệ mà chính là nhận thức của người lãnh đạo. Việc ứng dụng nền tảng số đồng nghĩa với việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi về con người. Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về kinh tế số để có sự chuẩn bị tốt nhất, thích ứng xu hướng phát triển kinh tế số. Nhận thức thông tin đúng về bản chất, xu hướng phát triển kinh tế số giúp nắm bắt các cơ hội, bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế trong kinh tế số.

PGS, TS Bùi Quang Tuấn, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, cần xây dựng nền tảng, thể chế cho các mô hình kinh doanh kinh tế số, trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho các ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới, như: thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số... Cải cách thể chế để thu hút đầu tư công nghệ số trong các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm theo hướng tạo thuận lợi cao nhất cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp số. Sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy định pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật quốc gia đồng bộ, rộng khắp bảo đảm đáp ứng yêu cầu kết nối, lưu trữ, xử lý dữ liệu thông tin; xây dựng, phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao.

Nhiều chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng tăng cường năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và có khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi. Thường xuyên rà soát, phát hiện và khắc phục lỗ hổng bảo mật trên toàn hệ thống, bổ sung thiết bị, phần mềm chuyên dụng có khả năng kiểm tra, kiểm soát an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và áp dụng hiệu quả công nghệ số góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng và phục hồi kinh tế. Ngoài ra, cần bảo đảm phát triển bền vững, bao trùm và toàn diện. Tăng cường kết nối cộng đồng khoa học công nghệ giữa các quốc gia, khu vực để nâng cao trình độ kỹ năng số... Ðáng chú ý, để phát triển kinh tế số, Việt Nam cần tận dụng được những cơ hội của hội nhập quốc tế, nhất là những hiệp định về thương mại tự do thế hệ mới mà chúng ta đã ký kết.

(Nguồn: https://nhandan.vn)

 

Nhiều giải pháp công nghệ số thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trang chủ Chuyển đổi số

Nhiều giải pháp công nghệ số thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn

Hội thảo với chủ đề Doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, diễn ra vào sáng 22/11 tại thành phố Cao Lãnh, do Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức.

Hội thảo diễn ra với 02 phiên thảo luận về thị trường và nhu cầu chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; sản phẩm, giải pháp công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn: Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành
Đề án Chuyển đổi số và các đề án chuyển đổi số ở các ngành: Nông nghiệp, Y tế, Giáo dục

Ông Huỳnh Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ số tiêu biểu trong nông nghiệp như: Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu; ứng dụng bẫy đèn thông minh để dự báo sâu rầy; ứng dụng ảnh viễn thám để xác định diện tích cây trồng; hệ thống bơm tưới tự động.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu, còn khá rời rạc trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp, rất cần sự tham gia tư vấn, cung cấp giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông thôn của các doanh nghiệp.

Tham luận của Chi cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản vùng 1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã cho thấy cơ quan quản lý nhà nước có nhu cầu lớn trong ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số, nhằm phát triển, quản lý ngành nông nghiệp hiệu quả hơn.

Để đẩy mạnh hơn nữa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng công nghệ dự báo phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp thông tin về thời tiết, chất lượng đất đai, thị trường; phát triển các ứng dụng công nghệ số trong sản xuất như: IoT, tự động hóa vào quy trình sản xuất; xây dựng các nền tảng ứng dụng các công nghệ trên nền tảng di động, chuỗi khối (Blockchain) vào truy xuất nguồn gốc nông sản v.v..

Với những nhu cầu đó, tại hội thảo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 06 đơn vị có giải pháp chuyển đổi số phát triển nông nghiệp, nông thôn số.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các đơn vị

Các doanh nghiệp công nghệ số cung cấp thông tin về các thiết bị, nền tảng chuyển đổi số của doanh nghiệp mình. Trong đó, có máy tính bảng Xelex và phần mềm Mr. Agri phục vụ phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân - hợp tác xã của Công ty Cổ phần công nghệ Xelex; nền tảng mở chuyển đổi số kết nối doanh nghiệp địa phương của Công ty Cổ phần NEXTVISION; hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thuỷ sản; mô hình Làng thông minh và kinh nghiệm triển khai tại Đồng Tháp v.v..

Với các giải pháp được trình bày, cho thấy chuyển đổi số là tất yếu để phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và luôn có sự đồng hành của các doanh nghiệp về công nghệ.

 

Nguyệt Ánh - Cổng TTĐT Tỉnh

 

Mekong Connect: Đồng Tháp hướng đến liên kết vùng, chuyển đổi số

Trang chủ Chuyển đổi số

Mekong Connect: Đồng Tháp hướng đến liên kết vùng, chuyển đổi số

Từ sáng kiến của mạng lưới liên kết cấp vùng ABCD (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp), sau đó thêm Thành phố Hồ Chí Minh, Mekong Connect đã trở thành diễn đàn thường niên dành cho doanh nhân, lãnh đạo chính quyền, nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong, ngoài nước và các đối tượng có mối quan tâm đến sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Liên kết vùng chặt chẽ hướng đến phát triển toàn diện

Trải qua 6 lần tổ chức, từ năm 2015 đến nay, diễn đàn đã phân tích, mổ xẻ toàn diện các vấn đề cấp bách mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt, từ việc phát huy tài nguyên bản địa, liên kết giá trị đồng bằng và đưa sản phẩm dịch vụ vào chuỗi giá trị toàn cầu đến việc phục hồi kinh tế, hướng đến phát triển bền vững v.v..

Thời gian qua, Đồng Tháp và các tỉnh: An Giang, Bến Tre và thành phố Cần Thơ đã có những hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là với An Giang khi 02 tỉnh đã có những ký kết toàn diện về hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, du lịch. Những nội dung hợp tác mang tính chiến lược như: Hợp tác phát triển quy hoạch, cơ chế chính sách phát triển kinh tế; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm du lịch; hợp tác về giao thông vận tải, tài nguyên môi trường v.v..

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp và An Giang thực hiện ký kết “Chương trình hợp tác
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022
 - 2025” với nhiều nội dung hợp tác chiến lược

Vừa qua, Đồng Tháp, An Giang và Công ty Cổ phần NovaGroup (NovaGroup) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án thành phố thông minh Mekong (Mekong Smart City).

Theo đó, dự án Mekong Smart City sẽ được triển khai trên địa bàn huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp và thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang. Đây sẽ là điểm hấp dẫn thu hút du lịch, đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Tháp và An Giang cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế cả nước, Đồng Tháp cũng triển khai nhiều hoạt động kết nối giao thương như: Tham gia các hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư. Điển hình như tuần hàng đặc sản Đồng Tháp tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thường niên với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, nông dân v.v..

Tuần hàng đã góp phần kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa Đồng Tháp với hệ thống phân phối lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích trưng bày, giới thiệu sản phẩm Đồng Tháp.

Đồng Tháp cũng khai trương cửa hàng đặc sản tại địa chỉ 193 đường Cô Bắc, phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh để trưng bày và bán các mặt hàng đặc sản Đồng Tháp, từ trái cây, rau củ cho đến bánh phồng, hủ tiếu v.v..

Ngoài ra, tỉnh cũng tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn”, liên kết Hội quán, doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp với hệ thống doanh nghiệp, siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung ứng hàng hóa.

Tuần hàng đặc sản Đồng Tháp tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thường niên

với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, nông dân

Với Bến Tre, 02 tỉnh cũng bắt đầu có những chuyến tham quan để tìm hiểu các mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng sản phẩm OCOP, xây dựng hình ảnh địa phương, đồng thời thảo luận về tiềm năng hợp tác sắp tới trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, giống cây trồng, liên kết tiêu thụ nông sản v.v..

Do đặc điểm tương đồng của 02 địa phương là đều có làng hoa lớn nên vừa qua, chính quyền 02 tỉnh đã có những trao đổi để thành phố Sa Đéc hoàn thiện, chuẩn bị chu đáo cho Festival hoa Xuân Sa Đéc diễn ra vào dịp Tết năm nay.

Riêng với thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp chú trọng vào việc kết nối hạ tầng giao thông để góp phần tăng cường giao thương, hợp tác đầu tư. Vừa qua, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cùng lãnh đạo Sở, ngành đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về đề xuất Dự án hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam Sông Tiền và tuyến kết nối liên vùng giữa tỉnh Đồng Tháp với thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang.

Tuyến kết nối liên vùng giữa tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy toàn diện tăng trưởng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thúc đẩy chuyển đổi số

Thời gian qua, Đồng Tháp rất chú trọng chuyển đổi số, hướng đến 03 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tỉnh Đồng Tháp đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số, ban hành Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp giai đoạn 2022 -2025, định hướng đến năm 2030.

Trong nông nghiệp, ngoài ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thì chính quyền cũng đã tập huấn cho nông dân cách sử dụng nền tảng số vào việc quản lý sâu bệnh, mùa vụ; tiếp cận diễn biến thị trường; kết nối số với doanh nghiệp, khách hàng nhằm chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”.

Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022, Đồng Tháp sẽ chủ trì phiên thảo luận với chủ đề “Chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân, một số kinh nghiệm” để chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn bước đầu do người nông dân vẫn quen lối sản xuất nông nghiệp truyền thống; chưa có mô hình mẫu và chuyển đổi số cho từng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhưng tỉnh vẫn rất kiên định với định hướng đề ra nhằm xây dựng hình tượng người nông dân hiện đại, hướng đến phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hy vọng thời gian tới, liên kết vùng ABCD sẽ có thêm nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thực hiện sứ mệnh phát triển kinh tế, nâng tầm cuộc sống cho người người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng.

Thành Nhơn - Cổng TTĐT Tỉnh

 

Ban hành Kế hoạch phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng Bộ Giao thông vận tải năm 2023

Trang chủ Chuyển đổi số

Ban hành Kế hoạch phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng Bộ Giao thông vận tải năm 2023

Theo đó, mục tiêu trong năm 2023 là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thống nhất hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng của ngành giao thông vận tải; Ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp bảo đảm tối thiểu 80% các hệ thống thông tin của Bộ Giao thông vận tải có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tàng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin người dân, doanh nghiệp đã được số hóa, lưu trữ, không phải cung cấp lại; tăng cường họp theo hình thức trực tuyến, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử. Cơ bản hoàn hiện dữ liệu dùng chung Bộ Giao thông vận tải và cơ sở dữ liệu chuyên ngành các lĩnh vực quản lý trong ngành giao thông vận tải, triển khai các công nghệ số đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước dựa trên dữ liệu. Bảo đảm 100% các hệ thống thông tin của Bộ Giao thông vận tải được bảo vệ 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể Bộ sẽ tổ chức các hội thảo tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải về Chính phủ điện tử, Chính phủ số.  Rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Bộ Giao thông vận tải; Xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn về thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin hỗ trợ quản lý, điều hành tại các cấp quản lý của ngành giao thông vận tải nhằm triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

 Nâng cấp, mở rộng hạ tầng công nghệ thông tin; Hoàn thiện nền tảng công nghệ số và các dịch vụ tích hợp, chia sẻ dùng chung; Xây dựng kho dữ liệu dùng chung của Bộ Giao thông vận tải; Tiếp tục nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị; Tiếp tục triển khai xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung của Bộ, gồm: kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải; Xây dựng Trung tâm điều hành thông tin (IOC) và các hệ thống ứng dụng phục vụ chỉ đạo điều hành, tác nghiệp trên môi trường số của Bộ Giao thông vận tải; Thực hiện chỉnh lý, số hóa hồ sơ, tài liệu; Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành các lĩnh vực quản lý trong ngành giao thông vận tải. Duy trì thực hiện kiểm tra đánh giá, thường xuyên diễn tập ứng cứu sự cố về an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước; Triển khai các phương án bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin, phục vụ chuyển đổi số.

Nguồn: Bộ GTVT

Đồng Tháp xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

Trang chủ Chuyển đổi số

Đồng Tháp xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

Đây là 03 trụ cột chính của Đề án chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh ban hành Đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh chọn ngày 10/10 hằng năm làm ngày Chuyển đổi số và đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp.

Đến năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu nằm trong top 25 và đến năm 2030 nằm trong top 20 tỉnh, thành phố có chỉ số chuyển đổi số tốt nhất của cả nước.

Về chính quyền số, đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 như: Hoàn thành việc xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu nội bộ LGSP, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia NDXP; hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến 100% cơ quan hành chính, đơn vị; triển khai đồng bộ hệ thống thông tin báo cáo cho cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đồng bộ với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Ngoài ra, đang thí điểm triển khai phòng họp không giấy tại huyện Tháp Mười, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

8 tháng đầu năm, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đã tiếp nhận 485.931 hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm hạn và đúng hạn đạt 98,23%. Trong đó, có 74.895 hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến mức độ 4 (đạt tỷ lệ 93,5%) và 6.902 hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến mức độ 3 (đạt tỷ lệ 89,8%). Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tiếp nhận gần 01 triệu văn bản đến, phát hành 280.669 văn bản qua môi trường mạng; tiếp nhận và xử lý 3.938 ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp qua tổng đài 1022.

Tỉnh đã tổ chức khai trương và đưa vào vận hành Trung tâm điều hành thông minh với việc ứng dụng các công nghệ phù hợp với xu hướng hiện đại như AI, IoT, Big Data v.v. phục vụ theo dõi giám sát 15 lĩnh vực ở cả 03 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Về phát triển kinh tế số, doanh thu công nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt 917 tỷ đồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Công ty Cổ Phần RYNAN Technologies Vietnam triển khai thử nghiệm nền tảng chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông triển khai tập huấn, hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP về kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký tên miền, xây dựng website; tạo tài khoản, gian hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, từng bước chuyển đổi các kênh bán hàng truyền thống sang trực tuyến.

Để phát triển xã hội số, tỉnh đã xây dựng và ban hành Đề án thí điểm thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng, theo đó mỗi huyện sẽ lựa chọn 01 khóm, ấp để thành lập, sau 02 năm thí điểm, nếu mô hình thành công sẽ tổ chức nhân rộng đến 100% khóm, ấp trên địa bàn tỉnh.     Bên cạnh việc thành lập các Tổ Công nghệ số cộng đồng, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã ký kết chương trình phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động Đoàn và tổ chức các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Ngày 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị công bố Ngày chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp và Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp, trong đó có Đề án Chuyển đổi số ở 03 lĩnh vực lớn: Nông nghiệp, Giáo dục và Y tế; đồng thời ra mắt nền tảng chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

Theo: Nguyệt Ánh - Công TTĐT Tỉnh

Chuyển đổi số - “Chìa khóa” cho nông nghiệp hiện đại, nông dân thông minh

Trang chủ Chuyển đổi số

Chuyển đổi số - “Chìa khóa” cho nông nghiệp hiện đại, nông dân thông minh

Chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng với tất cả ngành, lĩnh vực trong thời đại 4.0 và là xu thế toàn cầu, ngành nông cũng không ngoại lệ. Tại Đồng Tháp, tỉnh đã ban hành Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Điều này mang lại lợi ích như thế nào, những bước đi, lộ trình cụ thể ra sao, sẽ được làm rõ qua cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Phước Thiện – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phóng viên: Thưa ông, vì sao Đồng Tháp phải chuyển đổi số ngành nông nghiệp và những nội dung chính được xác định phải thực hiện trong Đề án Chuyển đổi số là gì?

Ông Nguyễn Phước Thiện – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Nguyễn Phước Thiện: Nông nghiệp cũng chính là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Đồng Tháp. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và những yêu cầu đặt ra từ thị trường đã tạo nên những thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp của tỉnh. Vì vậy, để giải quyết những khó khăn, thách thức của ngành thì cần thiết phải có sự đổi mới và chuyển đổi số chính là một trong những “chìa khóa” hữu hiệu.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp là quá trình chúng ta ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh. Quá trình chuyển đổi này không chỉ là ứng dụng công nghệ tạo thêm những giá trị thặng dư cho nền kinh tế, mà còn giúp hàng triệu hộ nông dân Đồng Tháp tiếp cận, cập nhật kiến thức mới, mở ra cách nghĩ mới, cách làm mới để thay đổi, hòa nhịp xu thế phát triển mới.

Thời gian qua, trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đã có những mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý. Tuy nhiên chỉ mang tính chất bước đầu, thiếu sự đồng bộ và quy mô còn nhỏ. Do đó, Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 vừa ban hành được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đề án có 03 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 sẽ ứng dụng công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý; số hóa quy trình xử lý – báo cáo – lưu trữ dữ liệu thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh (thiết bị di động, máy tính,…) từ cấp xã lên cấp huyện, cấp huyện lên cấp tỉnh. Trực quan hóa dữ liệu báo cáo của tất cả lĩnh vực dưới dạng biểu đồ, bản đồ, hình ảnh. Hỗ trợ quản lý dữ liệu sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc thuộc phân hệ mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Ứng dụng công nghệ số vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong việc thiết lập, giám sát.

Ở giai đoạn 2 hướng đến tự động thu thập, xử lý, thống kê số liệu tiến độ sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ viễn thám. Thông qua thiết bị giám sát IoT thống kê tự động dữ liệu dịch hại trên cây trồng, chỉ tiêu chất lượng nước, giám sát lũ. Ứng dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo AI – Artificial Intelligence dự báo, cảnh báo thiên tai, dịch hại ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Giai đoạn 3, kết hợp công nghệ GIS cùng với giải thuật trí tuệ nhân tạo dự báo sản lượng cây trồng, vật nuôi và thủy sản nhằm chủ động thị trường tiêu thụ, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng nông sản. Đề án hướng tới tính đồng bộ, thống nhất dữ liệu từ Trung ương đến địa phương, đồng thời chia sẻ dữ liệu nông nghiệp số của các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, tạo thành nền tảng nông nghiệp số quốc gia, giúp các địa phương trong vùng tối ưu hóa quá trình sản xuất, cũng như phát huy thế mạnh nông nghiệp từng tỉnh, thành.

Phóng viên: Đối với chủ thể chính là người nông dân sẽ được hưởng lợi ích gì từ Đề án chuyển đổi số nông nghiệp?

Ông Nguyễn Phước Thiện: Chuyển đổi số ngành nông nghiệp sẽ giúp người sản xuất dễ dàng tiếp cận thông tin về cảnh báo dịch hại, thời tiết, thị trường, thành tựu khoa học, công nghệ mới, tự động hoá và quản trị quy trình sản xuất hiệu quả hơn, đưa nông sản tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất, tiết giảm chi phí trung gian, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất. Cùng với đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đầy đủ thông tin sản xuất (vùng nguyên liệu, sản lượng thu hoạch, mùa vụ, cơ cấu giống, tổ chức đại diện nông dân gắn với vùng sản xuất) để hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của đơn vị; thông qua hoạt động kết nối trực tiếp trên môi trường mạng hình thành mối liên kết 4 nhà (cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người sản xuất) và kết nối giữa người sản xuất với nhau góp phần tạo sự đồng thuận gắn kết phát triển bền vững.

Mặt khác, chuyển đổi số ngành nông nghiệp góp phần hiện thực hoá mục tiêu tiếp tục thay đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, xây dựng người nông dân chuyên nghiệp thích ứng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo ra giá trị mới trong sản xuất.

Qua chuyển đổi số còn phát triển nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng “Làng thông minh”; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn tiệm cận với thu nhập bình quân chung của tỉnh.

Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, chuyển đổi số còn giúp nâng cao hoạt động quản lý, điều hành sản xuất thông qua việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; quản lý vùng sản xuất, quy trình sản xuất; hỗ trợ theo dõi, điều hành quy hoạch, kế hoạch sản xuất hiệu quả; nâng cao năng lực giám sát, thích ứng tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Thông tin quản lý ngành nông nghiệp được cập nhật lên hệ thống vdapes.com

Phóng viên: Được biết, chuyển đổi số nông nghiệp cũng sẽ xoay quanh 03 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Vậy chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 như thế nào?

Ông Nguyễn Phước Thiện: Về chính quyền số, đến năm 2025 sẽ có 100% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức 4 và 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật. 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý (từ tuyến tỉnh, huyện, xã) được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số để sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho yêu cầu công việc.

Về kinh tế số, ngành sẽ hoàn thành cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã). Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành nông nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã (thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh) giúp quản lý nông nghiệp số và phát triển kinh tế nông nghiệp số, sẵn sàng tích hợp vào hệ thống dữ liệu của tỉnh và quốc gia. Phấn đấu xây dựng 07 làng thông minh, 07 hội quán ứng dụng IoT vào sản xuất; có 15 - 20% hội quán, hợp tác xã có ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc, có hoạt động thương mại điện tử. Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ công nghệ số và thiết bị giám sát IoT, viễn thám giúp thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn của ngành (hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thổ nhưỡng; về đặc tính thích nghi của cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; về thông tin thị trường,...) thông qua nền tảng hệ sinh thái nông nghiệp số. 100% sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) có mặt trên các sàn thương mại điện tử; tư vấn hỗ trên 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Về xã hội số, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho trên 60% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, cách thức quảng bá trực tuyến, mua bán trực tuyến.

Để đạt được các chỉ tiêu đề ra phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính đồng bộ, nhất là sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của doanh nghiệp và người sản xuất. Cùng với đó, kế thừa và phát triển trên cơ sở nền tảng chuyển đổi số của tỉnh thuộc Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 làm tiền đề thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp và công tác lưu trữ dữ liệu ngành nông nghiệp sau khi được số hóa.

Phóng viên: Những công việc cụ thể trong năm 2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện chuyển đổi số của ngành là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Phước Thiện: Năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung phát triển ứng dụng thuộc hệ sinh thái nền tảng nông nghiệp số, hướng đến phục vụ đối tượng tiếp cận và thụ hưởng là người nông dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã v.v., cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh, đến huyện, xã, nhằm số hoá nhật ký canh tác (cho phép ghi nhận thông tin canh tác, các thông tin về vật tư đầu vào, thông tin về mùa vụ sẽ được tự động cập nhật).

Cụ thể, tiếp tục phát triển phân hệ nhật ký canh tác số, cho phép ghi nhận thông tin canh tác, các thông tin về vật tư đầu vào, thông tin về mùa vụ sẽ được tự động cập nhật; phân hệ phần mềm thu thập, quản lý và khai thác thông tin, nhu cầu, xu hướng và giá cả thị trường nông sản; phân hệ phần mềm quản lý an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc nông sản, thủy sản và vật nuôi.

Ứng dụng trên điện thoại di động tích hợp dãy thuật trí tuệ nhân tạo giúp đơn giản hóa việc thu thập dữ liệu canh tác thông qua chụp ảnh và quét mã vạch, dữ liệu canh tác tự động đưa về hệ thống quản lý trung tâm, do đó việc quản lý và truy xuất nguồn gốc từ vật tư đầu vào – sản xuất – chế biến (sản phẩm chính, sản phẩm phụ) – phân phối – cuối cùng là người tiêu dùng. Tích hợp, đồng bộ hóa trang web “dongthapxanh.vn” vào hệ sinh thái nền tảng nông nghiệp số. Triển khai thí điểm các thiết bị giám sát mặt đất giúp thu thập dữ liệu tự động và số hóa quy trình canh tác tại một số mô hình thí điểm cho các sản phẩm chủ lực như cá sặc rằn và một loại vật nuôi được chọn.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang chủ Chuyển đổi số

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

ĐTO - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi tắt là Liên hiệp Hội) vừa tổ chức hội thảo tư vấn “Chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp - Thực trạng và giải pháp”. Ban Tổ chức hội thảo đã tổng hợp nhiều nội dung có giá trị để báo cáo, tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo tỉnh và Liên hiệp hội Việt Nam về những chủ trương, chính sách thúc đẩy quá trình CĐS trong NN&PTNT được diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Quang cảnh buổi hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Hữu Soi - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự ra đời, phát triển của công nghệ số, kỹ thuật số tạo ra những thay đổi to lớn về phương thức hoạt động, phương thức sản xuất, kinh doanh của tất cả ngành, lĩnh vực kinh tế, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Theo đó, chuyển tất cả ngành, lĩnh vực kinh tế này lên một trình độ phát triển mới trên nền tảng công nghệ mới, hình thành và phát triển nền kinh tế số, điều này tạo ra những thuận lợi cơ bản cho tỉnh Đồng Tháp thực hiện CĐS trong NN&PTNT.

Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp có nhiều cơ chế, chính sách và các hoạt động cụ thể thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số, đáng chú ý là Kế hoạch số 152 ngày 5/5/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp về “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa CĐS trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025”; “Đề án CĐS ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định 773, ngày 18/7/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Cùng với đó, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm xây dựng và phát huy hiệu quả của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; triển khai các hoạt động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử...

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất NN&PTNT vẫn còn gặp một số khó khăn, thách thức, chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Với nông dân và người dân nông thôn, hạn chế lớn nhất là thiếu thông tin trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống; trình độ ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp còn thấp. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa được đầu tư đồng bộ cũng là một trong những khó khăn trong quá trình thúc đẩy CĐS. Nhiều người còn tâm lý ngại thay đổi phương thức sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất mới (ứng dụng công nghệ số); vẫn chưa có mô hình mẫu, hay định hướng CĐS cho từng lĩnh vực, nông, lâm, thủy sản; chính sách CĐS chưa phù hợp; cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất thiếu và chưa được đào tạo chuyên sâu về công nghệ số. Các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào CĐS chưa nhiều; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế; nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ số của người nông dân chưa cao.

Ban Tổ chức hội thảo ghi nhận nhiều tham luận, ý kiến tư vấn thiết thực của đại diện các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các tổ chức hội đặc thù, nhất là các kinh nghiệm của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các ý kiến phản ánh nhiều góc nhìn về thực trạng và kết quả thực hiện CĐS trong NN&PTNT. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy CĐS trong nông nghiệp trong thời gian tới qua các nhóm giải pháp về kiến tạo thể chế, về nhận thức, về phát triển hạ tầng số, nền tảng số, về nhân lực...

 

Tuổi trẻ Đất Sen hồng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số

Trang chủ Chuyển đổi số

Tuổi trẻ Đất Sen hồng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số

ĐTO - Năm 2023, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh đoàn chọn chủ đề của Tháng Thanh niên là “Tuổi trẻ Đồng Tháp tiên phong chuyển đổi số (CĐS)” nhằm khẳng định trách nhiệm, quyết tâm của tuổi trẻ Đất Sen hồng trong việc tham gia CĐS gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Phóng viên Báo Đồng Tháp có cuộc trao đổi với đồng chí Huỳnh Minh Thức - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp về những hoạt động của các cấp bộ Đoàn trong tham gia CĐS.

Đồng chí Huỳnh Minh Thức - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp

Phóng viên (PV)Đồng chí có thể cho biết, các cấp bộ Đoàn đã thể hiện tích cực vai trò trong thực hiện CĐS và đến nay đã đạt những kết quả nổi bật gì?

Đồng chí Huỳnh Minh Thức: Hơn 9 tháng kể từ thời điểm ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ CĐS, các cấp bộ Đoàn thể hiện rất tích cực vai trò của mình trong việc triển khai các nhiệm vụ CĐS. Nổi bật là đẩy mạnh ứng dụng CĐS trong công tác quản lý, điều hành, thành lập các nhóm Zalo tương tác, góp phần tập hợp thanh niên và triển khai các hoạt động hiệu quả. Các trang mạng xã hội tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lý tưởng, sống đẹp được kết nối đến 100% cơ sở Đoàn. BTV Tỉnh đoàn chỉ đạo triển khai phần mềm “Basework” để quản lý các đầu công việc, theo dõi kịp thời tiến độ xử lý.

Việc xây dựng các đội hình tình nguyện tham gia CĐS cộng đồng được tổ chức thực hiện mạnh mẽ. Đến nay, BTV Tỉnh đoàn đã chỉ đạo thành lập 1 Tổ tham vấn CĐS cấp tỉnh, 12 Tổ thanh niên CĐS cộng đồng cấp huyện và 123 Tổ thanh niên CĐS cộng đồng cấp xã. Các tổ đã triển khai hơn 500 lượt hoạt động cao điểm hướng dẫn người dân về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến, cài đặt các ứng dụng nền tảng CĐS; hỗ trợ đoàn viên, thanh niên đưa những sản phẩm khởi nghiệp lên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho Hội quán, gắn mã “QR code” giới thiệu về các địa danh lịch sử tại địa phương. Nhiều cơ sở Đoàn cấp xã triển khai các mô hình hướng dẫn người dân tạo tài khoản gmail, đăng ký dịch vụ công trực tuyến; tư vấn hướng dẫn một số thủ tục hành chính... góp phần giúp người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi hơn.

PVĐược biết, chủ đề Tháng Thanh niên năm 2023 là “Tuổi trẻ Đồng Tháp tiên phong CĐS”, các cấp bộ Đoàn đã triển khai những công trình, phần việc gì nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong CĐS?

Đồng chí Huỳnh Minh Thức: BTV Tỉnh đoàn chọn chủ đề của Tháng Thanh niên năm 2023 là “Tuổi trẻ Đồng Tháp tiên phong CĐS”, đây là sự khẳng định trách nhiệm, quyết tâm của tuổi trẻ Đồng Tháp trong việc tham gia CĐS gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Qua hơn 2 tuần triển khai các hoạt động cao điểm trong Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức hơn 182 lượt ra quân với các hoạt động trọng tâm: hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; cài đặt và sử dụng các nền tảng số như e-Đồng Tháp, Y tế Đồng Tháp; ứng dụng định danh điện tử VneID; phối hợp với các công ty viễn thông, ngân hàng triển khai các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt... Các hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 2.000 lượt đoàn viên, thanh niên, góp phần hỗ trợ nâng cao năng lực số cho gần 16.000 lượt người dân. Đó là tín hiệu tốt cho thấy sự đón nhận của thế hệ trẻ Đất Sen hồng đang góp sức vươn mình tạo nên một làn sóng CĐS nhanh và bền vững.

PVThưa đồng chí, trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI về CĐS tỉnh Đồng Tháp, BTV Tỉnh đoàn đã xác định việc tham gia thực hiện CĐS, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Chương trình trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh đoàn và các cấp bộ Đoàn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt như thế nào?

Đồng chí Huỳnh Minh Thức: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về CĐS tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò tiên phong của tuổi trẻ, BTV Tỉnh đoàn đã ban hành Kế hoạch số 300-KH/TĐTN-PT ngày 30/6/2022 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI về CĐS. Đồng thời đề ra những nhiệm vụ thúc đẩy CĐS trong công tác quản lý của các cấp bộ Đoàn, thúc đẩy thương mại điện tử, sử dụng ví điện tử, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, BTV Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022 - 2026 với nhiều nội dung phối hợp trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân với CĐS; nâng cao năng lực số cho đoàn viên, thanh niên; phát triển các đội hình tình nguyện tham gia CĐS...

Năm 2023, BTV Tỉnh đoàn chọn chủ đề Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi là “Năm CĐS các hoạt động của Đoàn”. Theo đó, đăng ký cụ thể công trình thanh niên cấp tỉnh bao gồm: tổ chức ít nhất 4 hoạt động cấp tỉnh, 200 hoạt động ra quân của các cấp bộ Đoàn tham gia CĐS tại cộng đồng; phấn đấu hướng dẫn, hỗ trợ 50.000 lượt người dân cài đặt sử dụng các nền tảng số.

Đoàn viên, thanh niên hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại UBND Phường 1, TP Sa Đéc

PVVới những kết quả khá nổi bật trong thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cơ sở Đoàn trực thuộc sẽ tiếp tục có những giải pháp gì để tăng cường hơn nữa hoạt động chuyển đổi số?

Đồng chí Huỳnh Minh Thức: Trong thời gian tới, BTV Tỉnh đoàn tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ Đoàn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng công tác Đoàn trên môi trường số. Tiếp tục củng cố và phát triển thêm Tổ thanh niên CĐS cộng đồng, các mô hình tình nguyện tham gia CĐS nhằm đảm bảo lực lượng tham gia vào các đội hình xung kích tình nguyện CĐS trong tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về CĐS; chỉ đạo lực lượng đoàn viên, thanh niên tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai các nền tảng số của Quốc gia và tỉnh như: e-Đồng Tháp, Y tế Đồng Tháp, ứng dụng định danh điện tử VneID, ứng dụng Thanh niên Việt Nam. Qua đó, tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Đất Sen hồng trong CĐS...

Công tác chuyển đổi số phải chuyển động nhanh hơn nữa

Trang chủ Chuyển đổi số

Công tác chuyển đổi số phải chuyển động nhanh hơn nữa

ĐTO - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Đồng Tháp quí 3 năm 2022.  Ngoài đánh giá kết quả CĐS 9 tháng đầu năm 2022, định hướng 3 tháng cuối năm 2022, các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung thảo luận, thông qua, chia sẻ nhiều thông tin như: báo cáo nội dung triển khai thỏa thuận hợp tác năm 2022 với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); bộ chỉ số CĐS cấp sở, ngành tỉnh và cấp huyện; các hoạt động Ngày CĐS tỉnh Đồng Tháp 10/10; các mô hình CĐS tiêu biểu của các sở, ngành, địa phương đã đăng ký…

Đại diện Sở thông tin và Truyền thông báo cáo tại cuộc họp

Những tháng đầu năm, Tỉnh ủy, Đảng bộ cấp huyện và tương đương đã tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI về CĐS. Trong quý I, tỉnh đã thiết lập và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử về CĐS tại địa chỉ https://chuyendoiso.dongthap.gov.vn (đăng tải đầy đủ nội dung Cẩm nang về CĐS do Bộ Thông tin và Truyền thông biên soạn để người đọc có thể nắm được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chuyển đổi số cũng như cách xây dựng lộ trình CĐS phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan, doanh nghiệp mình). Tỉnh cũng  chọn ngày 10/10 hàng năm làm Ngày Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh đã ban hành các kế hoạch (KH) về CĐS: KH thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về CĐS, KH xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, KH thực hiện chiến lược Quốc gia về kinh tế số và xã hội số, KH hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ CĐS, KH nâng cao nhận thức về CĐS, KH tổ chức phong trào thi đua chuyên đề “Đồng Tháp đẩy mạnh chương trình CĐS", tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác CĐS của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 như: hoàn thành việc xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu nội bộ LGSP, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh và một số cơ quan mặt trận, đoàn thể liên thông đến hầu hết các cơ quan Trung ương và cơ quan ở các tỉnh, thành trên toàn quốc; triển khai đồng bộ hệ thống thông tin báo cáo cho cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã đồng bộ với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; thí điểm triển khai phòng họp không giấy ở một số địa phương, đơn vị như: huyện Tháp Mười, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

Để việc CĐS trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Trung tâm CĐS tỉnh Đồng Tháp trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, trên cơ sở tổ chức lại và giao thêm chức năng nhiệm vụ CĐS cho Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trước đây. Đồng Tháp là địa phương thứ 2 của cả nước (sau Yên Bái) thành lập Trung tâm CĐS.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, phong trào CĐS đang được Trung ương và các địa phương tập trung đẩy mạnh nên tỉnh phải kịp thời bổ sung giải pháp để công tác CĐS chuyển động mạnh hơn, nhất là triển khai đề án CĐS và Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ các ngành, địa phương thực hiện công tác này đảm bảo hiệu quả. Việc tỉnh sớm thành lập Trung tâm CĐS được xem là một trong những đột phá nên Trung tâm phải phát huy vai trò, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ. Các ngành, địa phương chú ý đầu tư hạ tầng số phải đảm bảo đồng bộ; thường xuyên đánh giá về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để kịp thời cập nhật tình hình và đề ra hướng đi phù hợp. Tỉnh hợp tác với các doanh nghiệp về CĐS theo quan điểm chọn thế mạnh của từng đơn vị để ký kết. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành chưa hoàn chỉnh đề án CĐS phải khẩn trương thực hiện…

FPT đề xuất xây dựng trường phổ thông liên cấp và hỗ trợ chuyển đổi số tại Đồng Tháp

Trang chủ Chuyển đổi số

FPT đề xuất xây dựng trường phổ thông liên cấp và hỗ trợ chuyển đổi số tại Đồng Tháp

ĐTO - Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cùng lãnh đạo các sở, ngành vừa tiếp và làm việc với Tập đoàn FPT về việc Tập đoàn đề xuất các giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và dự án đầu tư xây dựng trường phổ thông FPT. 

Ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT thông tin về những dự án mong muốn hợp tác, đầu tư trên địa bàn tỉnh

Theo đó, FPT đề xuất đầu tư xây dựng trường phổ thông FPT liên cấp tại TP Cao Lãnh (gồm: Tiểu học, THCS, THPT). Dự án có quy mô tiếp nhận gần 3.200 học sinh/năm, với nhu cầu diện tích đất khoảng 3-4ha.

Đối với chương trình chuyển đổi số, FPT đề xuất 4 nội dung gồm: tư vấn quy hoạch lộ trình chuyển đổi số 3-5 năm; ứng dụng số; nền tảng số; IOC… Ngoài ra, Tập đoàn cũng đề xuất giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại Đồng Tháp (Foxpay), chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp thông qua dịch vụ nền tảng và phầm mềm số Base.vn…

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với FPT

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cảm ơn Tập đoàn FPT đã có sự quan tâm đến địa phương, nhất là thời gian qua có nhiều chương trình, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng thông tin, Đồng Tháp đã xây dựng Đề án chuyển đổi số, với 3 lĩnh vực: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Hiện tỉnh đã ký kết với 2 Tập đoàn Viettel và VNPT trong triển khai đề án. Tỉnh sẽ nghiên cứu các đề xuất, giải pháp FPT đưa ra, để tiếp tục lựa chọn các thế mạnh của Tập đoàn, nhu cầu của tỉnh tiến tới ký kết hợp tác.

Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND tỉnh cũng giới thiệu một số địa điểm để FPT lựa chọn xây dựng trường.

 

Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà

Trang chủ Chuyển đổi số

Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà

ĐTO - Đồng Tháp xác định chuyển đổi số là một trong các giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng, thay đổi toàn diện phương thức quản lý của cả hệ thống chính trị, mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội của người dân. Đây được xem là con đường ngắn nhất để tỉnh phát triển nhanh, ngày càng hiện đại, giàu mạnh.

Lãnh đạo tỉnh tham quan Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp

Chuyển đổi số là động lực phát triển của tỉnh

Hướng đến xu thế chung của xã hội, những năm qua, Đồng Tháp triển khai nhiều ứng dụng công nghệ trong hoạt động cơ quan nhà nước như hệ thống phần mềm một cửa và dịch vụ công trực tuyến, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, tổng đài 1022... góp phần rất lớn trong việc xây dựng chính quyền công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả. Đây còn là yếu tố góp phần giúp cho tỉnh duy trì thứ hạng cao trong Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)...

Hiện nay, chuyển đổi số là một thực tế khách quan mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải thích nghi. Đây còn là động lực mới, “chìa khóa” để giải quyết những “điểm nghẽn”, mở ra không gian phát triển mới.

Trên tinh thần đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/12/2021 về chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp; UBND tỉnh ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp tại Quyết định 861/QĐ-UBND-HC ngày 5/8/2022. Nghị quyết xác định: “Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đề án xác định “Trong lộ trình thực hiện chuyển đổi số, nhận thức về chuyển đổi số đóng vai trò quyết định. Lấy người dân là trung tâm của chuyển đổi số, chính sách và công nghệ là động lực, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt, hợp tác là giải pháp quan trọng. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của doanh nghiệp và toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số”.

Để triển khai chuyển đổi số thành công, tỉnh đặt ra nhiều nhiệm vụ giải pháp quan trọng. Trong đó, bảo đảm an toàn thông tin là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công; hợp tác, tận dụng tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế - xã hội cả trong và ngoài tỉnh để chuyển đổi số; đảm bảo việc chuyển đổi số có tác động bình đẳng và có lợi ích cho tất cả các thành phần trong xã hội; có sự phối hợp, kết nối, chia sẻ giữa các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội để chuyển đổi số mạnh mẽ.

Định hướng chuyển đổi số của tỉnh

Với mục tiêu đặt ra, phấn đấu đến năm 2025, Đồng Tháp nằm trong top 25 và đến năm 2030, Đồng Tháp nằm trong top 20 tỉnh, thành phố có chỉ số chuyển đổi số tốt nhất của cả nước. Theo Đề án Chuyển đổi số, tỉnh đặt ra 4 nhóm với 107 nhiệm vụ ưu tiên triển khai chuyển đổi số.

Theo đó, Đồng Tháp thực hiện chuyển đổi số với 4 trụ cột chính (nền tảng số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số). Trong đó, chính quyền số sẽ kết nối và liên thông giữa các cơ quan Đảng và cơ quan chính quyền nhằm tạo sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Ngoài ra, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến dựa trên nhu cầu người dân; tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển các dịch vụ số mới, đồng thời tinh giản một số dịch vụ không cần thiết; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp dịch vụ; triển khai các nội dung khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giảm chi phí và thời gian khi thực hiện thủ tục hành chính.

Đối với kinh tế số được tỉnh tiếp cận theo khái niệm kinh tế số phạm vi rộng (Broad scope), bao gồm: ngành công nghiệp ICT, thương mại điện tử, kinh doanh số, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ... Ngoài ra, tỉnh sẽ triển khai Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ ban hành tại Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống.

 Về xã hội số, Đồng Tháp sẽ tập trung tuyên truyền phổ biến về chuyển đổi số, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng của chuyển đổi số trên các kênh truyền thông. Đồng thời xây dựng chương trình đào tạo, phổ cập kỹ năng số và an toàn thông tin cho người dân; hình thành đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, tích cực tham gia các lớp huấn luyện về chuyển đổi số do Trung ương tổ chức để đào tạo lại cho cán bộ liên quan ở các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh...

Chuyển đổi số đi sâu trong các lĩnh vực

Với cột mốc khai trương Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp đánh dấu những bước chuyển mạnh mẽ của tỉnh nhà trong công cuộc chuyển đổi số. Việc đưa vào vận hành Trung tâm thể hiện rõ quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân, vì người dân; là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra những thay đổi đột phá trong hoạt động của chính quyền tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay, hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến được triển khai đến 100% cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; cung cấp 787 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4, đạt 42,2% so với tổng số thủ tục hành chính của tỉnh.

Đồng Tháp có tỷ lệ thuê bao điện thoại di động cao (tỷ lệ 118,5%), trong đó, 70,5% thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone; gần 60% hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cố định và 81,4% người dân tiếp cận, sử dụng Internet; 100% doanh nghiệp, trường học, bệnh viện có kết nối internet băng rộng cố định. Toàn tỉnh hiện có trên 1 triệu tài khoản Zalo cá nhân, 74 tài khoản Zalo OA và rất nhiều tài khoản Facebook, Instagram, giúp cho việc kinh doanh trực tuyến, trao đổi công việc của các tổ chức, cá nhân được thuận tiện, nhanh chóng.

Trong lĩnh vực thương mại, xác định xu hướng phát triển thương mại điện tử là nhu cầu tất yếu, ngay từ năm 2010, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh. Qua gần 10 năm triển khai, hỗ trợ cho các doanh nghiệp với gần 1.500 lượt người tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng thương mại điện tử; hỗ trợ 12 doanh nghiệp thiết lập website, sử dụng thư điện tử với tên miền dùng riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên mạng internet; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử Tiki, Postmart, Voso; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức 3,4... Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ được lợi ích của thương mại điện tử và chủ động hơn trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực giáo dục, 100% trường học các cấp đã kết nối Internet băng rộng và sử dụng phần mềm quản lý trường học (quản lý thông tin học sinh, giáo viên, quản lý kết quả học tập...). Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai hiệu quả trong các trường học, đặc biệt trong công tác dạy, học trực tuyến.

Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, 100% bệnh viện, trung tâm y tế huyện sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện điện tử và 100% trạm y tế xã, phường sử dụng phần mềm dùng chung hỗ trợ cho công tác quản lý khám chữa bệnh, quản lý bệnh nhân. Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng đưa vào vận hành Hệ thống Hội chẩn y tế từ xa giữa các bệnh viện trong tỉnh. Ngoài ra, triển khai ứng dụng di động Y tế Đồng Tháp cho phép người dân tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ của ngành y tế trên môi trường mạng. Hiện, tất cả các bệnh viện trên toàn tỉnh đã triển khai dịch vụ tiếp nhận đặt hẹn khám theo giờ từ xa thông qua ứng dụng di động này. Với những tín hiệu tích cực trên, ngành y tế tỉnh có sự sẵn sàng về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong thời gian tới.

Với những định hướng đúng đắn cùng với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, trong thời gian tới, Đồng Tháp sẽ có thêm nhiều thành công trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Chính thức vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh thành phố Cao Lãnh

Trang chủ Chuyển đổi số

Chính thức vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh thành phố Cao Lãnh

Trung tâm giám sát, điều hành thông minh thành phố Cao Lãnh (IOC) chính thức vận hành vào sáng ngày 08/3 với sự tham dự của Bí thư Thành ủy Trần Trí Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Võ Phan Thành Minh.

Tham quan Trung tâm giám sát, điều hành thông minh thành phố Cao Lãnh

Trung tâm giám sát, điều hành thông minh thành phố Cao Lãnh ra mắt ngày 12/12/2021, thực hiện thí điểm 10 lĩnh vực: Y tế, hành chính công, giáo dục, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, quản lý công việc, xử lý phản ánh hiện trường 1022, giám sát an ninh và an toàn giao thông, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, xử lý văn bản điều hành. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động Bản đồ Quy hoạch đô thị, quản lý sử dụng đất; xây dựng, tích hợp Bản đồ nông sản, địa chỉ nông dân của ấp Tân Hậu, xã Tân Thuận Tây; thực hiện định vị, lập hồ sơ cấp mã số vùng trồng nông sản trên địa bàn v.v..

Đến nay đã khai thác hệ thống camera an ninh để phục vụ công tác điều tra tội phạm về trật tự xã hội, hỗ trợ cho Công an thành phố xử lý 381 trường hợp. Thông qua hệ thống xử lý phản ánh của người dân từ Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 qua các kênh: Điện thoại, Email, Facebook, Website 1022, Zalo và App eDongThap, thành phố Cao Lãnh đã tiếp nhận 910 ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân. Các lĩnh vực khác được tổng hợp, thống kê báo cáo trên hệ thống, giúp lãnh đạo quan sát và nắm bắt thông tin, để có những chỉ đạo kịp thời.

Tại Lễ ra mắt, các đại biểu được Trung tâm Công nghệ thông tin VNPT Đồng Tháp Hướng dẫn các Dashboard IOC, truy cập ứng dụng Cao Lãnh Smartcity, Bản đồ nông sản, Bản đồ quản lý mã số vùng trồng và VMS camera an ninh, tham quan thực tế Trung tâm giám sát, điều hành thông minh.

Ông Võ Phan Thành Minh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Trung tâm Tin học thành phố và VNPT Đồng Tháp cũng như các ngành, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tham mưu những giải pháp tối ưu để tiếp tục tích hợp các tính năng công nghệ vào xử lý thông tin hiện trường; sắp xếp, bố trí nhân sự vận hành hệ thống đảm bảo theo yêu cầu. Cùng với đó là nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư và bổ sung thêm nhiều dịch vụ công thiết yếu, hoàn thiện sớm kho dữ liệu dùng chung toàn thành phố để làm nền tảng cho chuyển đổi số, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Thách thức khi chuyển đổi số thông minh hơn

Trang chủ Chuyển đổi số

Thách thức khi chuyển đổi số thông minh hơn

Chuyển đổi số là thời cơ cho Việt Nam đột phá trở thành một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, để chuyển đổi số nhanh, thông minh và xanh hơn, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra.

 

Tiềm năng và thách thức

Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á e-Conomy SEA lần thứ 7 với chủ đề “Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội” do Google, Temasek và Bain & Company công bố, kinh tế Internet của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022 và đang trên đà đạt 49 tỷ USD vào năm 2025 - tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực.

Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho biết, năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin, viễn thông (ICT) Việt Nam đạt khoảng 148 tỷ USD, tỷ trọng kinh tế số đạt 14,26% GDP. Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP theo kịch bản phát triển nhanh, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng kinh tế số bình quân hằng năm khoảng 20%, gấp hơn ba lần tăng trưởng GDP dự kiến.

“Chuyển đổi số góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Quốc gia Chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 vào cuối tháng 2/2023.

Chuyển đổi số là thời cơ cho Việt Nam đột phá trở thành một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, để chuyển đổi số nhanh, thông minh và xanh hơn, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Đó là các vấn đề về quyết tâm chính trị, hành lang pháp lý, nguồn nhân lực và hạ tầng số.

Điển hình, ở khía cạnh chuyển đổi số gắn với tăng trưởng xanh, việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Ước tính, ngành ICT chiếm khoảng 5-9% tổng lượng điện năng tiêu thụ toàn cầu và khoảng 3% lượng khí thải. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của ngành ICT ngày càng tăng cùng với số lượng thiết bị, hệ thống mạng, các trung tâm dữ liệu, các tài sản số hóa.

Những khuyến nghị quý giá

Những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển sẽ là các gợi ý quý giá để Việt Nam đạt được mục tiêu trên.

Theo ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, công nghệ 5G sẽ cho phép các ngành công nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số và giảm yêu cầu năng lượng, cũng như lượng carbon thải ra. Ericsson sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm 5G toàn cầu của mình với các khách hàng tại Việt Nam, giúp đảm bảo triển khai dung lượng và phủ sóng thành công, với chú trọng vào hiệu suất mạng ổn định, khả năng mở rộng, tính đơn giản và bảo mật.

Còn đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho hay: “Bài học quan trọng từ kinh nghiệm của chúng tôi ở EU là hài hòa tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu khi đã thử nghiệm và chứng minh kỹ lưỡng để giảm thiểu ảnh hưởng không tích cực và xây dựng lòng tin của công chúng và doanh nghiệp”.

Trong khi đó, ông David Liden, Cao ủy Thương mại Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, từ năm 2000, Thụy Điển đã ban hành Đạo luật Chữ ký điện tử giúp ích rất nhiều trong ký kết, lưu trữ và truy tìm các tài liệu quan trọng, như hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ. Chỉ một hành động này đã giúp giảm lượng khí thải phát sinh từ việc di chuyển vật lý, sử dụng giấy và năng lượng được sử dụng để duy trì các địa điểm lưu trữ.

Các doanh nghiệp ICT Việt Nam mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật pháp theo yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế số, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Quốc hội xem xét ban hành Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, có quy định và cơ chế phù hợp để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tương thích với nền kinh tế số.  Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực tham mưu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương.

Đồng thời, khuyến khích đầu tư cho kinh tế số cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển đổi số. Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án Chuyển đổi số doanh nghiệp nhà nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng mong mỏi cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, ưu đãi về thuế cho các lĩnh vực kinh tế số, các khu công nghệ cao, các công viên phần mềm. Thí điểm xây dựng những “khu kinh tế số” để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp kinh tế số gắn với xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam…

Đồng Tháp đầu tư trên 105 tỷ đồng cho chuyển đổi số

Trang chủ Chuyển đổi số

Đồng Tháp đầu tư trên 105 tỷ đồng cho chuyển đổi số

Tỷ lệ chi cho chuyển đổi số của tỉnh so với tổng chi ngân sách nhà nước đạt 1,57% theo Kế hoạch 99/KH-UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp.

Trung tâm Chuyển đổi số Đồng Tháp hoạt động hiệu quả trong cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp

Tổng kinh phí chuyển đổi số năm 2023 là 105,24 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công 75,15 tỷ đồng và vốn chi thường xuyên là 30,09 tỷ đồng.

Theo đó, mục tiêu trong  năm 2023, năm dữ liệu số là “tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra gia trị mới”, các ngành, các cấp và địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp quyết tâm tập trung xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu địa phương, nhất là dữ liệu về dân cư và nông nghiệp.

Đồng thời, tập trung xây dựng kho dữ liệu dùng chung và nền tảng dữ liệu mở để tích hợp dữ liệu của các địa phương, đơn vị và phân loại, chia sẻ lại cho các tổ chức, cá nhân cùng khai thác, qua đó tạo nền tảng phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền. Thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm phát triển doanh nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Phấn đấu năm 2023, Đồng Tháp xếp vị trí thứ 30 trở lên về chỉ số chuyển đổi số (DTI) cấp tỉnh (năm 2022, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã phấn đấu đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu Kế hoạch đề ra, trong đó có 06 chỉ tiêu vượt và 7 chỉ tiêu đạt Kế hoạch 144/KH-UBND).

Để thực hiện mục tiêu trên, kế hoạch đề ra 4 giải pháp: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; thu hút nguồn lực công nghệ thông tin.

UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể; phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao; đề xuất UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) điều chỉnh những nội dung, nhiệm vụ do thực tế phát sinh cho phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp.

Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp trao đổi kinh nghiệm thực hiện các dự án chuyển đổi số ngành GTVT tại TP. HCM

Trang chủ Chuyển đổi số

Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp trao đổi kinh nghiệm thực hiện các dự án chuyển đổi số ngành GTVT tại TP. HCM

Ngày 16/3, đoàn công tác Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp do ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở cùng lãnh đạo các phòng đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm tại Sở GTVT TP. HCM

Sở GTVT TP. HCM tiếp đoàn công tác Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp

Tiếp đoàn công tác có ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP. HCM cùng đại diện lãnh đạo của các phòng, đơn vị thuộc Sở. Tại buổi làm việc, đoàn Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp đã nghe đại diện Sở GTVT TP. HCM báo báo cáo tổng quan hệ thống GTVT của TP. HCM.

Theo đó, các nội dung trao đổi giữa 02 Sở gồm: Triển khai Cổng thông tin giao thông trực tuyến và ứng dụng di động cho hệ thống giao thông công cộng, cho phép người dân tra cứu thông tin các tuyến xe buýt, xe chạy tuyến cố định và đặt vé qua mạng hoặc nạp tiền vào tài khoản thẻ để thanh toán không dùng tiền mặt.

Số hóa hạ tầng giao thông, trong đó có hạ tầng nổi và hạ tầng ngầm trên bản đồ số GIS, chia sẻ cho các cơ quan có liên quan khai thác sử dụng phục vụ công tác xây dựng và duy tu bảo dưỡng công trình giao thông, quản lý quy hoạch giao thông.

Hoàn thiện CSDL ngành giao thông vận tải và chia sẻ cho các cơ quan có nhu cầu sử dụng thông qua trục tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh, chia sẻ cho người dân và doanh nghiệp thông qua cổng dữ liệu mở của tỉnh.

Thí điểm triển khai hệ thống đỗ xe thông minh để quản lý các bãi đỗ xe công cộng và phát hiện việc đậu đỗ xe trái phép. Triển khai hệ thống giám sát lưu lượng giao thông theo thời gian thực, phát hiện kẹt xe, ùn ứ và mở rộng, nâng cấp hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông tự động, có khả năng tự động điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu tại các nút giao thông dựa trên lưu lượng giao thông thực tế.

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở GTVT tỉnh  Đồng Tháp Lê Hoàng Bảo bày tỏ sự quan tâm trong việc học hỏi kinh nghiệm của Sở GTVT TP. HCM về việc thành lập đưa vào hoạt động Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông thông minh, xây dựng hoàn thiện bản đồ số hạ tầng giao thông. Từ đó, Sở GTVT Đồng Tháp sẽ triển khai dự án chuyển đổi số đảm bảo đúng nội dung, yêu cầu, chất lượng, hiệu quả đầu tư và phù hợp với công tác quản lý nhà nước ngành GTVT trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Sở GTVT TP. HCM Trần Quang Lâm (bên phải) và Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp Lê Hoàng Bảo (bên trái)

Phát biểu tại buổi làm việc, Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP. HCM rất vui mừng đón tiếp đoàn Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp đã đến thăm và trao đổi những kinh nghiệm liên quan đến ngành GTVT tại TP. HCM và mong rằng giữa 2 bên sẽ có chia sẻ những kinh nghiệm để việc quản lý trở nên hiệu quả hơn.

Cùng ngày, đoàn Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp đã có buổi tham quan, trao đổi kinh nghiệm thực tế tại Trung tâm quản lý giao thông đô thị và Trung tâm Quản lý điều hành giao thông công cộng trực thuộc Sở GTVT TP. HCM.